Phát biểu tại sự kiện, ông Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ TT&TT nhấn mạnh, trong thế giới số ngày nay, chăm sóc, bảo vệ trẻ em trước những nguy cơ trên không gian mạng chính là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn xã hội.
Thời gian qua, dưới tác động dịch bệnh Covid-19, thực hiện giãn cách xã hội khiến hàng triệu trẻ em không được tới trường học trực tiếp mà phải học tập trực tuyến. Đại dịch đem đến cho chúng ta nhiều nguy cơ, nhưng đồng thời cũng là cơ hội vàng để thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, chuyển đổi số trong ngành Giáo dục.
Thứ trưởng cũng cho hay, việc tiếp xúc, học tập, giải trí trực tuyến sẽ góp phần quan trọng hình thành nên những công dân số. Tuy nhiên, việc gắn chặt với máy tính, điện thoại và Internet, hạn chế việc tham gia vui chơi ở ngoài, đồng thời cũng khiến cho trẻ em có nhiều nguy cơ mất an toàn thông tin.
Theo thống kê trong thời gian dịch bệnh lên đỉnh điểm, tỷ lệ các cuộc tấn công mạng vào lĩnh vực giáo dục tăng cao nhất, chiếm khoảng 61% số cuộc tấn công mạng. Số vụ tấn công mạng vào các tài nguyên giáo dục với mục đích không cho người dùng truy cập được tăng ít nhất 350% so với trước đó. Hiện tượng xâm hại trẻ em trên môi trường mạng cũng trở thành vấn đề đáng báo động.
Nhận định việc gần 600.000 học sinh từ 50% trường THCS của 63 địa phương trên toàn quốc tham gia cuộc thi ngay trong lần đầu được tổ chức là những con số ấn tượng, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cho rằng: “Học sinh với An toàn thông tin” năm 2022 đã thực hiện được mục tiêu và yêu cầu đã đề ra. Cuộc thi đã trang bị cho các em học sinh kỹ năng, kiến thức để bảo vệ mình trên môi trường mạng, góp phần giải quyết một trong những vấn đề cấp bách và cần thiết của xã hội trong thời kỳ chuyển đổi số.
Hà Nội dẫn đầu cả nước về số thí sinh dự thi
Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cũng cho biết, Bộ TT&TT đánh giá rất cao VNISA và các đơn vị liên quan, thành viên trong Ban tổ chức cuộc thi đã thể hiện tinh thần sáng tạo, quyết liệt trong việc tổ chức cuộc thi một cách bài bản, khoa học; ứng dụng CNTT, xây dựng phần mềm thi trực tuyến hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh dự thi. Khâu tổ chức đánh giá nhanh, kịp thời, công khai, minh bạch để có cuộc thi đạt kết quả tốt, hiệu quả cao.
Theo Chủ tịch VNISA Nguyễn Thành Hưng, trong 3 tuần diễn ra chính thức, từ ngày 3/2 đến hết ngày 24/3, cuộc thi đã nhận được sự hưởng ứng của 592.810 học sinh từ 5.783 trường THCS trên toàn quốc. Bên cạnh đó, còn là sự quan tâm, động viên, hướng dẫn, đồng hành của các thầy cô giáo, các phụ huynh học sinh từ các thành phố lớn đến những bản làng vùng sâu, vùng xa trên toàn quốc.
“Điều này khẳng định sự quan tâm sâu sắc của toàn xã hội, mọi gia đình cũng như ý thức của bản thân các em học sinh THCS đối với một vấn đề đang hết sức thời sự, nóng bỏng. Đó là làm thế nào để trẻ em có thể tương tác lành mạnh và sáng tạo trên Internet, với nhiều kiến thức bổ ích nhưng đầy cạm bẫy”, ông Nguyễn Thành Hưng nhận xét.
Báo cáo của Ban tổ chức cho hay, Hà Nội, TP.HCM, Bắc Giang, Quảng Ninh, Yên Bái, Hà Tĩnh, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hải Phòng và Hải Dương là 10 địa phương có nhiều học sinh dự thi hơn cả. Trong đó, Hà Nội đạt kết quả vượt trội với 125.209 thí sinh của 568 trường; xếp thứ hai là TP.HCM với 50.316 thí sinh của 307 trường.
Bên cạnh đó, có những tỉnh miền núi không nằm trong Top 10 nhưng có số trường tham dự khá đông như Tuyên Quang, Lạng Sơn, Gia Lai… Đặc biệt, trường THCS Nguyễn Trãi - Bon Sê Rê II, Đăk Ru - Đăk R'lấp - Đăk Nông có 667/667 học sinh tham dự cuộc thi.
Theo kết quả được Ban tổ chức công bố tại sự kiện, 8 giải tập thể của cuộc thi tập trung vào các trường tại Hà Nội và TP.HCM. Các giải cá nhân phân bố trên 30 tỉnh thành, trong đó Hà Nội có 18 giải và TP.HCM có 12 giải, tiếp đến là Quảng Bình 6 giải, Cà Mau 4 giải…
Ba học sinh đạt giải Nhất cuộc thi năm nay là Nguyễn Ngọc Diệp, lớp 6A3 trường THCS Nguyễn Đăng Đạo, Bắc Ninh; Phạm Lê Minh Đức, lớp 7A1 trường Tiểu học và ThCS Xanh Tuệ Đức, huyện Thanh Oai, Hà Nội; Phạm Thị Thanh Bình, lớp 8E, thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh. Bên cạnh đó, Ban tổ chức cũng công bố danh sách các học sinh đạt 8 giải Nhì, 15 giải Ba và 50 giải Khuyến khích.
Vân Anh
" alt=""/>76 học sinh đạt giải cuộc thi 'Học sinh với An toàn thông tin' năm 2022Trong nhiều năm, các chuyên gia về thông tin sai lệch và xác thực nội dung đã tỏ ra quan ngại về khả năng lan truyền tin tức giả và tình trạng hỗn loạn thông tin thông qua các video deepfake, đặc biệt là khi chúng ngày càng trông giống như thật.
Trên thực tế, các video deepfake trở nên tinh vi hơn rất nhiều chỉ trong một thời gian ngắn. Chẳng hạn, các video lan truyền về cảnh Tom Cruise giả tung đồng xu và cover các bài hát của ban nhạc Dave Matthews vào năm 2021 đã cho thấy deepfake có thể xuất hiện một cách thuyết phục như thế nào.
Các video giả mạo ông Zelensky hay Putinkhông lan truyền mạnh như video của Tom Cruise vì chúng có độ phân giải thấp, đây là cách thức phổ biến để che đậy những sai sót. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn đánh giá rằng chúng rất nguy hiểm vì thông tin sai lệch dùng công nghệ cao có thể nhanh chóng lan truyền trên toàn cầu.
“Một khi ranh giới này bị xóa mờ, sự thật sẽ không tồn tại. Bạn sẽ mất niềm tin vào những gì thấy bất cứ điều gì mình thấy, mọi thứ lúc đó trong mắt bạn sẽ chỉ toàn là giả dối", Wael Abd-Almageed, Giám đốc sáng lập Phòng thí nghiệm phân tích đa phương tiện và trí tuệ thị giác Đại học Nam California chia sẻ.
Vào năm 2019, nhiều người lo ngại cho rằng các video deepfakesẽ ảnh hưởng đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020, nhưng cuối cùng điều đó đã không xảy ra.
Siwei Lyu, Giám đốc phòng thí nghiệm học máy và thị giác máy tính tại Đại học Albany, cho rằng điều này là do công nghệ tại thời điểm đó chưa phát triển. Để tạo ra một video deepfake giống như thật không hề dễ dàng, nó đòi hỏi các kỹ thuật phải che giấu được những đặc điểm dễ bị phát hiện là giả mạo và giọng nói phải thật tự nhiên. Tuy nhiên, giờ đây việc tạo ra các bản deepfake giống thật đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Việc chúng đang được sử dụng để gây ảnh hưởng đến một cuộc giao tranh là điều đặc biệt nguy hiểm. Ông Lyu chia sẻ trong những trường hợp bình thường, video deepfake không có nhiều tác động ngoài việc thu hút sự quan tâm và thu hút sự chú ý trên mạng. Nhưng trong những tình huống nguy cấp như chiến tranh hoặc thảm họa quốc gia, khi mọi người không thể suy nghĩ thấu đáo và ít chú ý, đó là lúc nó trở thành một vấn đề nghiêm trọng.
Nina Schick, tác giả của "Deepfakes: The Coming Infocalypse" cho rằng các video giả mạo Tổng thống Ukraine và Nga chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”. Vấn đề sai lệch thông tin trực tuyến thực tế lớn hơn nhiều, thậm chí các công ty truyền thông xã hội không đủ sức để giải quyết.
Khi các video deepfake trở nên ngày càng giống thật, các nhà nghiên cứu và các công ty đang cố gắng cập nhật các công cụ để phát hiện ra chúng.
Abd-Almageed và Lyu sử dụng các thuật toán để phát hiện các video deepfake. Ông Lyu tạo ra phần mềm “DeepFake-o-meter”, cho phép bất kỳ ai tải video lên để kiểm tra tính xác thực của nó, mặc dù có thể mất vài giờ để có kết quả. Một số công ty, chẳng hạn như nhà cung cấp phần mềm an ninh mạng Zemana, cũng đang phát triển phần mềm của riêng họ để giải quyết vấn đề này.
Tuy nhiên, ông Lyu tin rằng con người vẫn sẽ tốt hơn trong việc phát hiện các video giả mạo so với các phần mềm. Ông nói: “Chúng ta sẽ thấy video deepfake nhiều hơn trong tương lai và việc dựa vào các công ty truyền thông xã hội như Google, Facebook, Twitter là không đủ. Không gì có thể qua mắt được con người”.
Hương Dung(Theo CNN)
Chiến tranh là điều khủng khiếp, nhưng nó thường đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và thử nghiệm công nghệ mới. Cuộc xung đột Nga - Ukraine đã cho thấy vai trò của trí tuệ nhân tạo (A.I) ngày càng rõ rệt.
" alt=""/>Deepfake: Vũ khí đáng sợ có thể thay đổi cục diện chiến tranhROG Phone 3 là mẫu di động dành cho game thủ. Nó sử dụng chip Qualcomm Snapdragon 865 Plus, kết nối 5G, tốc độ làm tươi màn hình 144 Hz để chơi game mượt mà Với pin 6.000 mAh, bạn có thể chơi game hàng giờ đồng hồ. Máy có tùy chọn RAM 12GB hoặc 16GB và bộ nhớ trong 512GB đủ để chứa game nặng. Màn hình 6.59 inch giúp việc giải trí trở nên “đã mắt” hơn. Ngoài ra, còn có phụ kiện đi kèm liên quan tới game.
LG V60 ThinQ (Hàn Quốc)
![]() |
LG V60 ThinQ tập trung vào khả năng sáng tạo video với cụm camera 3 ống kính, quay video 8K, 4 microphone, công nghệ âm thanh ASMR và Voice Bokeh cùng phần mềm camera hiện đại. Thiết bị dùng pin 5.000mAh và màn hình 1080p. Máy cấu tạo từ hai tấm kính Gorilla Glass 5 và khung kim loại, chống sốc chuẩn quân đội MIL-STD 810G. Màn hình 6.8 inch OLED, chip Snapdragon 865, RAM 8GB, bộ nhớ 128GB hỗ trợ thẻ nhớ ngoài và 5G. Bên cạnh 5G và khả năng quay phim, LG V60 tiếp nối truyền thống âm thanh của LG với jack tai nghe 3.5mm và hỗ trợ quad DAC, loa stereo.
Samsung Galaxy Note 20 và S20 (Hàn Quốc)
![]() |
Samsung Galaxy Note 20 và S20 nằm trong số các smartphone tốt nhất hiện nay. Gần như mọi công nghệ di động tiên tiến nhất của Samsung đều có mặt trên máy, bên cạnh đó Note 20 còn hỗ trợ bút cảm ứng S Pen. Dòng Note và Galaxy S năm nay đều tập trung vào 5G và trải nghiệm camera.
Galaxy Note 20 series dùng chip Snapdragon 865 Plus, còn dòng S20 series dùng chip Snapdragon 865. Cả hai đều trang bị RAM và bộ nhớ trong lớn, cụm camera 3 ống kính phía sau, chống bụi, chống nước.
Samsung Galaxy XCover Pro (Việt Nam)
![]() |
Đôi khi, bạn sẽ cần một chiếc smartphone “nồi đồng cối đá” để sử dụng trong các điều kiện thực tế khắc nghiệt. Galaxy XCover Pro được phát triển để phục vụ mục đích này. Nút bấm bên cạnh trái ban đầu có tác dụng kích hoạt dịch vụ Push-to-talk (thoại) nhanh chóng nhưng nay đã hỗ trợ Microsoft Teams.
Galaxy XCover Pro dùng màn hình 6.3 inch, 4GB RAM, bộ nhớ 64GB hỗ trợ thẻ nhớ ngoài, camera kép và pin 4.050mAh. Máy chống bụi và nước IP68 và chống sốc chuẩn quân đội MIL-STD 810G. Không như các điện thoại siêu bền khác trước đây, thiết bị mỏng và tinh tế hơn nhiều. Nó cũng có mức giá dễ chịu, khoảng 500 USD.
Samsung Galaxy Z Fold 2 (Hàn Quốc)
![]() |
Đây là thế hệ ba của smartphone gập Samsung, chính vì vậy, nó khắc phục được nhiều nhược điểm từ các đời trước. Cơ chế gập ổn định, phầm mềm ngày càng được cải thiện để hỗ trợ các trường hợp đặc biệt, màn hình ngoài 6.2 inch cũng được nâng cấp. Máy sử dụng chip Snapdragon 865 Plus, màn hình chính 7.6 inch. Máy trang bị nhiều công nghệ đời mới nhất của Samsung.
Sony Xperia 1 II (Nhật Bản)
![]() |
Sony Xperia 1 II là smartphone cao cấp của Sony, trang bị chip mới, RAM cao và khả năng chụp ảnh nổi bật. Sony cho biết các kỹ sư đứng sau máy ảnh Alpha đã giúp phát triển camera trên thiết bị. Ngoài ra, Sony tập trung vào hiệu ứng thị giác trên máy với màn hình 4K HDR OLED và loa stereo Dolby Atmos. Game cũng được cải thiện để thu hút đối tượng ham mê giải trí.
Sony Xperia 5 II (Nhật Bản)
![]() |
Sony Xperia 5 II là phiên bản mini của Xperia 1 II nhưng không hề thua kém về tính năng. Máy dùng chip Snapdragon 865, pin 4.000mAh, RAM 8GB, bộ nhớ 128GB hỗ trợ thẻ nhớ ngoài, màn hình 120Hz, cụm camera 3 ống kính, chống bụi chống nước IP68, jack tai nghe 3.5mm.
Du Lam (Theo ZDN)
Apple trả 113 triệu USD dàn xếp cuộc điều tra của 34 bang và Quận Columbia, vì hành vi làm chậm iPhone cũ khi pin bắt đầu xuống cấp.
" alt=""/>Điểm mặt các smartphone tốt nhất không sản xuất tại Trung Quốc